Sunday, November 28, 2010

BOM NGUYÊN TỬ : CƠN ÁC MỘNG CỦA NHÂN LOẠI



           
Bom Nguyên Tử hiện nay đã trở thành mối lo ghê gớm với nhân loại, vì sự tàn phá của nó còn kinh khiếp gấp vạn lần, nếu đem so sánh với hai trái bom đầu tiên mà Hoa Kỳ đã thả xuống Nhật Bản vào những ngày cuối của Thế Chiến 2. Hiện các nhà quân sử thế giới đã chia lịch sử chế tạo và xử dụng vũ khí ‘ giết người này ‘ thành ba giai đoạn :

            - Giai đoạn 1 : 1945-1948, Hoa Kỳ độc quyền bom nguyên tử và chấm dứt vào năm 1949, khi Liên Xô thử nghiệm và thành công chế tạo được quả bom đầu tiên.

            - Giai đoạn 2 : Thời kỳ chiến tranh lạnh có 5 cường quốc Bom Nguyên Tử gồm Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Cộng. Tuy nhiên chỉ có Mỷ và LX tồn trử nhiều nhất, ba nước còn lại, nhất là Tàu đỏ có số lượng bom không đáng kể.

            - Giai đoạn Hiện tại : Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt , các cường quốc nguyên tử thuộc hai khối đã thỏa thuận cắt giảm một số lượng vũ khí chiến lược. Trong lúc đó các nước Do Thái, Ấn Ðộ, Hồi Quốc , Bắc Hàn và Ba Tư.. lại tăng cường chế tạo Bom Nguyên Tử, bất chấp lời cảnh cáo của Hội Ðồng Bảo An LHQ. Riêng Nhật Bản, Nam Hàn và Ðài Loan có nhiều Plutonium đã tinh chế, có thể làm được hằng trăm trái bom NT bất cứ lúc nào nếu họ muốn.

            Trước năm 1975, VNCH cũng đã có Lò phản ứng Nguyên Tử tại Ðà Lạt nhưng bị Mỹ kềm kẹp nên chỉ hoạt động như là một cơ sở thực nghiệm, dù tài liệu bí mật sau này cho biết khi rút về nước, Hoa Kỳ cũng đã lấy hết các thỏi Plutonium đã tinh chế ở trong lò.

            Vì sợ Hoa Kỳ sẽ dùng bom nguyên tử tấn công các nước trên như đã từng làm với Nhật, sẽ gây nên Thế Chiến 3 nên nhiều quốc gia đã vận động ngoại giao, để ký các Hiệp Ước “ Ngăn Cấm và Kiểm Soát “ việc chế tạo vũ khí Nguyên Tử (MTCR), ra đời lần đầu tiên vào tháng 4-1987 có 7 nước đã ký kết Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Ðức, Nhật,Ý và sau đó có 26 nước tham dự. Theo Hiệp Ước trên, cấm các nước chuyển giao cũng như chế tạo loại Hỏa Tiển tầm xa 300km, mang đầu đạn Nguyên Tử 500 cân Anh.

             Tuy nhiên Hiệp Ước trên chẳng được ai thi hành trong đó có Pháp và Trung Cộng. Ngang ngược nhất là Pháp bất chấp sự phản đối của thế giới, từ tháng 9-1995 tới tháng 5-1996 Tổng thống Pháp là Jacques Chirac, đa cho tiến hành tám cuộc thử nghiệm Bom Nguyên Tử, trên Quần Ðảo Mururou, bằng một ống đào ngầm sâu 1000 m dưới đáy biển. Theo các nhà khoa học, sức nổ của các cuộc thử nghiệm trên tương đương với 20.000 tấn TNT, trong lúc hai trái bom mà Mỹ đã thả xuống Nhật vào năm 1945, chỉ có sức tàn phá tương đương với 15.000 tấn TNT.

             Bởi vậy đâu có trách đã có tới 10 nước khác, cũng bắt chước Pháp và Tàu đỏ, ngấm ngầm sản xuất các loại Hỏa Tiển Ðạn Ðạo Chiến Thuật hay Chiến Lược. Như vậy trên thế giới ngày nay ngoài 5 cường quốc nguyên tử, còn có thêm các nước Do Thái, Ba Tư, Saudi Arab, Pakistan, Ấn Ðộ, Bắc Hàn.. đã có loại Hỏa Tiển tầm xa 1000km. Riêng Do Thái, Ấn, Hồi và Bắc Hàn còn có thêm Bom Nguyên Tử. Ðó cũng là lý do mà Hoa Kỳ và Nhật Bổn, đã ký thỏa hiệp triển khai “ Hệ Thống Hoả Tiền Chống Hòa Tiển “ sau nhiều lần thử nghiệm rất thành công, nhằm bảo vệ lãnh thổ Nhật Bổn, Hoa Kỳ, ngăn chống các loại Hỏa tiển tầm xa mang đầu đạn NT của Trung Cộng, Bắc Hàn kể cả Nga tấn công bất cứ lúc nào . Chính điều này đã làm cho Nga và Tàu điên tiết, nên cùng liên kết xúi Bắc Hàn và Ba Tư đem vấn đề Bom Nguyên Tử hù dọa thế giới, để cho Hoa Kỳ và Nhật phải xét lại sự hợp tác trong Kế Hoạch “ La Chắn Phòng Thủ “ nhưng chẳng những kế hoạch này đã thực hiện tại Nhật, mà mới đây Mỹ cũng thành công trong việc thuyết phục Khối Nato cài đắt Lá Chắn tại ba nước Ba Lan, Lỗ Mã Ni và Thổ Nhĩ Kỳ.

            Chiến tranh lạnh kết thúc, dẫn tới các hiệp ước giảm thiểu và tiêu hủy vũ khí nguyên tử Nhưng hậu quả của nó để lại, trong đó có việc đem một số lượng lớn chất Plutonium thừa thải, lén lút bán ở chợ trời, đâu có ai ngăn cấm được ?

            Theo thống kê, chỉ trong thời gian chiến tranh lạnh, thế giới đã sản xuất tới 110.000 đầu đạn nguyên tử. Về dự trử chất phóng xa Plutonium, Mỹ và Nga, mỗi nước có 50 tấn. Ðây là vấn đề nan giải, trong việc kiểm soát hay ngăn cấm chế tạo Bom Nguyên Tử. Bởi vậy vào tháng 4-1996 trong cuộc họp thượng đỉnh G7 + Nga tại Mạc Tư Khoa, bàn về vấn đề an toàn Nguyên Tử. Dịp này chất Plutonium không còn bị cấm cản tinh chế hay dự trữ, vì sự thật không thể kiểm soát được. Mới đây G7, Nga và các nước Thụy Sĩ, Bỉ, Liên Âu, Cơ quan năng lượng quốc tế (AIEA) lại họp tại Paris, để tìm phương cách ngăn cấm việc tinh luyện Plutonium vào mục đích quân sự. Có nhiều biện pháp được đề nghị nhưng cuối cùng gần như bế tắc, vì hiện nay đã có hằng trăm tấn Phlonium tồn đọng trên thế giới, trong số này đã có một lượng lớn đem bán cho các nước để làm Bom Nguyên tử, trong đó có Ba Tư và các Tổ chức Khủng bố Quốc tế.

            Ðức thường tự hào về hàng rào Quan Thuế và Ðội Cảnh Sát đặc nhiệm (BND) thế nhưng Pltonium từ Nga cũng vẫn lọt rào vào ngày 10-8-1994, trong chuyến bay của Hảng Hàng Không Ðức Lufthansa, mang số LH3369, đã phát hiện ba hành khách Tây Ban Nha + Columbia, đã mang theo 50 gam chất Plutonium đã tinh chế, sẳn sàng làm bom NT, trong lúc đó Iraq chỉ mới chế được chưa tới 10 gam chất Plutonium, thì đã bị thế giới la ó , cuối cùng đất nước tan hoang vì bom đạn .

            Tuy nhiên những vụ buôn lậu chất phóng xạ, không phải chỉ xãy ra ở Ðức mà còn phát hiện nhiều lầnợ tại Thụy Sĩ. Tháng 10-1991 cảnh sát Zurich đã phá vở vụ buôn lậu 1 kg chất Plutonium, tính chuyển sang Ðức. Ðiều quan trọng nhất là trong tất cả các dịch vụ trên, chỉ tóm được người bán hay kẽ vận chuyển, chứ không hề biết được ai là người mua ? kể cả báo cáo điều tra của chính quyền sở tại cũng thật mơ hồ nhưng lại muốn ám chỉ là của Liên Xô cũ. Dĩ nhiên Nga đâu có để yên, nên đã phản pháo lại “ Tại sao đã có hằng trăm vụ buôn lậu chất Plutonium ngay trên nước Ðức “ mà chính quyền chẳng cho biết ai là người mua, thì nội vụ đã được sáng tỏ.. Vã lại, đâu phải chỉ có Nga mới có chất Plutonium ? ‘.

            Nhưng sự kiện trên đã không còn là lời qua tiếng lại giữa các nước dính líu, mà trở thành một điểm nóng tại Ba Tư, một quốc gia Hồi giáo ở Trung Ðông. Theo nhận xét chung của hầu hết các phân tích gia chính trị quốc tế, thì rõ ràng Tổng thống Iran là Mahmoud Ahmadinejad đang làm xiết trên dây, đưa đất nước mình vào hố chiến tranh hủy diệt, khi công khai thách thức và đương đầu với Hoa Kỳ, Do Thái và Liên Âu, về việc mình đang tiếp tục tinh luyện Plutonium và trên hết là đã có sẳn một trái Bom Nguyên Tử chờ hủy diệt Do Thái. Dĩ nhiền Irael, một cường quốc NT thứ ba trên thế giới hiện nay, trong kho đang chứa hằng ngàn vũ khí hũy diệt tối tân không thua Mỹ Nga, còn vượt trội hơn Anh-Pháp, có bao giờ để Ba Tư múa may quay cuồng và ra tay trước. Ngày tận thế của nhân loại đang chực chờ, vì một cuộc chiến NT không biết sẽ nổ ra lúc nào, vì chẳng ai biết được kể cả Mỹ-Nga.

            Cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1955-1975) vô cùng ác liệt, do khối Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế dàn dựng xâm lăng. Người Mỹ dùng chiêu bài Tự Do-Dân Chủ, để có cớ can thiệp, cứu giúp VNCH. Nhưng thực chất cuộc chiến, cũng chẳng qua vì chiến lược, muốn lôi kéo Trung Công thành một Ðồng Minh , để chống lại Liên Xô trong Chiến Tranh Lạnh. Ðó là ý nghĩa Cuộc Ðông Du Ký vào năm 1972 của Cặp Nixon-Kissinger tại Bắc Kinh thăm viếng Mao Trạch Ðông-Chu Ân Lai. Sau đó , năm 1973 ký Hiệp định ngưng bắn với Cộng Sản Bắc Việt. Ngày 29-4-1975 chính thức bỏ Sài Gòn chạy trên mái nhà. Ngày 30-4-1975, VNCH bị cưởng chiếm, qua lệnh đầu hàng của TT.Dương Văn Minh. Người Mỹ hoàn thành thế chiến lược quốc tế, thuyết phục được Trung Cộng thành đồng minh , đứng về phe mình, chống lại Liên Xô.

            Năm 1979, Tổng Thống Jimmy Carter ký Hiệp ước với Ðặng Tiểu Bình về quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung Cộng, để chống lại Liên Minh Quân sự Liên Xô-Việt Cộng-A Phú Hản. Dựa vào bình phong Mỹ, Trung Cộng đã công khai xâm lăng tấn chiếm lãnh thổ VN. Ngược lại Hoa Kỳ cũng dựa thế liên minh Mỹ-Hoa, làm sụp đổ Ðông Âu và Liên Xô vào đầu năm 1990. Năm 1998, vợ chồng Tổng Thống Bill Clinton lại sang Bắc Kinh thăm Giang Trạch Dân, ký Hiệp Thương Kinh Tế nhưng thực chất chia hai thiên hạ, lấy con ngáo ộp Bắc Hàn qua Bom Nguyên Tử, để Hoa Kỳ có cớ tiếp tục hiện diện tại Ðông Á và Thái Bình Dương. Ngược lại, Trung Cộng được Mỹ bưng bợ vào LHQ một cách hợp lý, tham dự vào các Diễn Ðàn Quốc Tế, như là một cường quốc hiện tại.

            Ở Trung Ðông, ai cũng biết Osama Bin Laden và Saddam Hussein, đều được CIA nuôi dưỡng, võ trang và tài trợ lúc ban đều. Ngoài sự liên hệ trên, cả hai coi như kẻ tử thù, tuy về sau cùng trở cờ chống lại người Mỹ. Bởi vậy Saddam Hussein đã thẳng tay tiêu diệt Al-Qaeda và Nhóm Hồi Giáo cực đoan của Bin Laden. Ðó là điều mà Hoa Ky-Anh,ợ hiểu rõ hơn ai hết từ sau năm 1990. Nhưng Saddam Hussein lại là vua của Kho Dầu-Khí lớn thứ hai trên thế giới, nên phải bị tiêu diệt. Ðó là lý do, cho tới bây giờ cả TT.GW Bush hay Thủ tướng Anh Tony Blair.. vẫn chưa tìm thấy dấu tích hay bất cứ thứ vũ khí sát hai nào, có trên lãnh thổ Iraq hay sự cấu kết giữa Hussein, Bin Laden và tổ chức Hồi giáo cực đoan Al-Qaeda.

             Tóm lại tất cả cũng vì DẦU HỎA, được cả thế giới ngày nay, coi như một thứ vũ khí tối thượng của Ðế Quốc Toàn Cầu Mới. Vì Dầu Hỏa, Mỹ Nga luôn tranh chấp qua cuộc Chiến Tranh Lạnh nhưng gây cấn nhất là Miền Trung Á, Khu vực Caucase và nay Ðiểm Nóng đang dồn về Iraq và Iran, qua Danh Xưng ‘ Ngăn Chận chế tạo Vũ khí Nguyên Tử và Tiêu Diệt Khủng Bố ‘ , mà hầu như cả thế giới đều biết . Mở Lò NT để lọc Uranium kiếm Plutonium để dành làm Bom, ở đâu cũng có mà mới nhất là Brazil vừa tuyên bố khánh thành Trung tâm tinh chế Uranium tại Rio De Janeiro, chứ đâu phải chỉ có tại Ba Tư. Hơn nửa nếu Iran làm loạn, chừng nào mới tới phiên Hoa Kỳ và Liên Âu nhảy vào, vì nước hứng chịu đầu tiên là Do Thái. Còn khủng bố ngày nay, đã vào tới tận Mỹ, Anh, Pháp, Nga cả Trung Cộng.

            Năm 1941 Gleen Seaborg Khoa học gia người Mỹ, đã tìm ra được chất Plutonium. Ðây là một hóa chất phóng xạ dễ tập trung hơn chất Uranium, rất hiếm quý trong tự nhiên nhưng nếu tìm thấy, lại ở dạng cực nhỏ lẩn lộn với quặng Uranium. Vì lý do khan hiếm, nên các nhà Bác học đã phải tinh chế chất Plutonium nhân tạo tại phòng thí nghiệm, qua phương pháp trộn lẫn Uranium 235 và 238, trong các lò phản ứng nguyên tử. Năm 1945, lần đầu tiên Plutonium được Hoa Kỳ ứng dụng vào mục đích quân sự, để sản xuất hai trái bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản. Từ năm 1960, Pháp là một trong những quốc gia theo đuổi việc sản xuất chất phóng xạ nhân tạo, qua kế hoạch “ Poing Nucléaire “.Từ năm 1970 về sau, vì các quặng Uranium trở nên quý hiếm và đắt giá, nên Plutonium được thế giới xử dụng,,nhất là Hoa Kỳ, Liên Xô, Pháp, để thay thế Uranium trong các lò phản ứng. Nhưng chi phí điều hành các lò phản ứng rất cao, trong lúc đó nhiều quặng mõ Uranium mới lại được tìm thấy, khiến cho Pháp và nhiều nước khác phải đóng cửa nhà máy.

            Vấn đề nan giải nhất của thế giới ngày nay, đó là việc kiểm kê thật sự số lượng dự trữ Plutonium, mà Nga-Mỹ đã trưng ra 100 tấn hiện có. Trong khi Anh-Mỹ lúc nào cũng muốn thổi phòng chuyện chế tạo chất phóng xạ Plutonium, thì tại Nga và các nước Cộng Hòa chư hầu cũ của Liên Xô bị rẽ rúm như cỏ rác. Ở đây, người ta dễ dàng lượm nhăt một lượng chất phóng xạ, đủ chế tạo được 20 trái bom nguyên tử. Khắp nơi, nhiều kiện hàng chứa Plutonium, sẳn sàng chuyển tới Teheran (Ba Tư). Kinh khiếp nhất là tại Một Tổ Hợp Sản Xuất Bom NT của Nga, có hàng tấn chất Plutonium (Pu), được chứa trong một ngôi nhà cũ kỷ, chỉ có hai người và một con chó bảo vệ.

            Do đồng lương chết đói, cộng với việc đánh cắp chất Plutonium quá dễ dàng, chỉ cần một chiếc vali lót chì, là có thể chuyển chất phóng xạ đem bán khắp nơi, nên người Nga nào có dịp cũng muốn làm giàu qua dịch vụ béo bở nhất hiện nay. Ðó là buôn bán chất phóng xạ, mà khách hàng quen thuộc vẩn là các nước Ả Rập giàu có, Ba Tư và đâu có thiếu người Mỹ. Ngày 12-11-1994, Kazakhstan đã bán cho quân đội Mỹ 2,3 tấn vật liệu phân hạch, trong số này có 500 kg WGU (weaponsgrade uranium), có thể tinh chế được 20 trái bom NT. Việc mua bán được che đậy bằng một kế hoạch mang tên Project Sanphire, ngoài mặt thì chính phủ nước này đề nghị Mỹ giúp tống khứ những chất liệu Nguyên Tử, mà người Nga khi rút đi đã bỏ lại tại nhà máy luyện kim Ulba.

             Ðịa điểm này bị Nga bỏ hoang hằng chục năm qua và đã được bán lại cho Ba Tư , mà bằng chứng là còn nhiều thùng gổ chứa nguyên liệu chế tạo bom nguyên tử, đề địa chỉ Teheran nhưng chưa gửi kịp. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một trong hằng trăm địa điểm của Liên Xô cũ đã phá sản, không hề có an ninh, kiểm kê, khiến cho bọn khủng bố hay kẽ trộm, có thể đánh cắp dễ dàng để làm bom nguyên tử. Hiện người Nga đang tiến hành việc tháo gở 40.000 đầu đạn nguyên tử, đã được gắn khắp nơi ở Liên Xô cũ, với mức độ 2000-3000 trái /1 năm. Tình trạng này đã gây nên sự thất thoát trầm trọng và đầy hiểm họa cho nhân loại, vì việc phổ biến nguyên tử bừa bãi mà điển hình là Bắc Hàn và Ba Tư.

            Tóm lại ngày nay, chế tạo một trái bom nguyên tử quá dễ dàng, với vật liệu và vài nhà vật lý, kỹ sư và các bí quyết, cùng ngân khoản chừng 300.000 đô la. Cái khó nhất trong quá khứ, là làm sao để có vật liệu, tức là việc sản xuất Pu hay HEU (High enriched uranium), những thứ này như đang bị vứt bỏ trên khắp lãnh thổ Liên Xô cũ., có tiền là mua mang về mà không cần phải mở lò Nguyên Tử vừa phiền toái lại bị LHQ và Mỹ bắt chẹt.

            Từ năm 1970, Hoa Kỳ đã khởi xướng Hiệp Ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và tới nay đã có 178 nước ký nhận nhưng Ba Tư, Nam Dương, Ấn, Hồi và Mễ Tây Cơ không muốn tham dự, nêu lý do là Do Thái đã không chịu ký hiệp ước, mặc dù đã có 14 nước Trung Ðông từng thúc giục. Nhưng họp thì họp, trong lúc đó nhiều nước cứ công khai như Pháp, Trung Cộng hay âm thầm như Do Thái, Ả Rập Thống Nhất, Bắc Hàn, Ba Tư, Ấn, Hồi .. vẫn đều đặn sản xuất Plutonium để làm bom NT.

            Tháng 9-1995, bất chấp sự phản đối của thế giới, người Pháp đã tiến hành đồng lúc 8 cuộc thử nghiệm bom NT, để bổ sung cho 18 Hỏa Tiển đang đặt ở căn cứ quân sự Albion, bằng đầu đạn TN-75 hay loại hỏa tiển M-45, trang bị cho các tàu ngầm nguyên tử. Ðây cũng là mục tiêu của Pháp đang theo đuổi, sẽ chế tạo được Hỏa tiển M-5 với đầu đạn TN-100, hoàn toàn mới, được trang bị cho các tàu ngầm NT. Ðồng thời cải tiến hệ thống phòng thủ, tấn công của Hỏa tiển ASLP, có thể gắn trên máy bay phản lực chiến đấu Rafale. Có điều mai mĩa là trong vụ này, người Mỹ cũng đã nhúng tay giúp về khoa học và bán các loại máy gia tốc chụp tia X và máy điện toán Cray T3E. Cần biết thêm là Pháp bắt đầu thử nghiệm Bom NT, theo lệnh của TT.De Gaulle tại Sa mạc Sahara ngày 13-2-1960, trong khi đó Mỹ và Liên Xô đã ngừng thử nghiệm Nguyên Tử, từ tháng 11-1958 cho tới tháng 9-1961, mới chạy đua trở lại vì chiến tranh lạnh.

            Tại Nam Á, hai nước Ấn và Hồi luôn luôn coi như tử thù, vì vậy không ngớt chạy đua trong việc tìm tòi, sản xuất các loại vũ khí chiến lược, trong đó có bom NT. Mấy năm nay, Hồi quốc coi như đã hợp tác với Hoa Kỳ, trong cuộc chiến tại A Phú Hản vào năm 2001. Trong chuyến công du thế giới của Nữ Ngoại Trưởng Mỷ, bà Condoleezza tháng 3/2006, đã mang theo ân huệ của TT Bush, ban cho Ấn Ðộ, về một thỏa hiệp song phương, giúp cho nước này phát triển vũ khí Nguyên Tử, dù rằng Ấn chẳng bao giờ chịu ký Hiệp Ước NPT. Hành động trên của Mỹ hoàn toàn đi ngược với lời hô hào của chính người Mỹ, về tinh thần tôn trọng các Hiệp ước quốc tế, mà phần lớn Mỹ là tác giả.

             Ai cũng biết, Hồi và Ấn , dã không chịu ký tên vào Hiệp ước NPT, lại tự ý phát triển sản xuất bom NT, nên đã bị Hoa Kỳ trừng phạt bằng biện pháp cấm vận kinh tê-quân sự. Ðiều này, Mỹ cũng đang muốn áp dụng với Ba Tư, Bắc Hàn và các nước khác, không chịu theo lệnh kiểm soát của Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAFA) . Nhưng khi Tổng thống Hồi Quốc Pervez Musharraf theo Mỹ chống Taliban, thì Hoa Kỳ đã như muốn quên ngay lệnh cấm vận với nước này. Riêng Ấn Ðộ, một đồng minh chiến lược mới của Mỹ tại Nam Á, trong Liên Minh Quân Sự chống Trung Cộng, chẳng những được bỏ lệnh cấm vận, mà Hoa Kỳ còn yêu cầu, được giúp đở và viện trợ kỹ thuật cho nước này. Bất công như vậy, trách sao Bắc Hàn, Ba Tư luôn chống đối và coi thường nước Mỹ. Ðây cũng là lý do, khiến cho thế ngoại giao của Mỹ càng lúc càng thất bại, lẽ loi, mất đồng minh kể cả những nước đang ngửa tay xin tiền Mỹ như Phi Luật Tân, Ai Cập, Thái Lan, Nam Hàn.

            Tháng 12-2010 Tổng Thống Mỹ đang vận động Quốc Hội đồng thuận, để sớm ký Hiệp Ước “ cắt giảm vũ khí chiến lươc với Nga “ cũng không ngoài mục đích “ thủ lợi “ như quá khứ người Mỹ đã làm .

Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 11-2010
HỒ ÐINH

No comments: