Friday, July 30, 2010

Hoa Kỳ vẫn xem Biển Đông thuộc về quyền lợi quốc gia


Chiều thứ Năm tại Washington, một số giới chức cao cấp của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã giải trình về chuyến đi châu Á mới đây của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Tham gia buổi giải trình có các nhà báo và các chuyên viên quan tâm. Lập trường của Hoa Kỳ về Biển Đông vẫn là trọng tâm của nhiều câu hỏi.
Huy Phương | Washington, DC Thứ Sáu, 30 tháng 7 2010
Buổi giải trình hôm thứ Năm do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế
Các lập trường của Hoa Kỳ tại hội nghị ASEAN mới đây
Trung Quốc chỉ trích tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ về Biển Ðông
Trung Quốc tập trận trong vùng biển Đông đang tranh chấp
Wall Street Journal: Mỹ cứng rắn trước thái độ bắt nạt của TQ
TS Cù Huy Hà Vũ: Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại
Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn ở Biển Ðông
Mở đầu buổi giải trình, ông Vali Nasr, Cố vấn của ông Richard Holbrooke, Đại sứ tại Pakistan và Afghanistan, cho biết về chuyến đi dự hội nghị Kabul của bà Clinton:


“Chuyến đi một ngày do chính phủ Afghanistan tổ chức nhằm quy tụ sự chú ý của quốc tế đối với vấn đề an ninh và quản lý công quyền của chính phủ Afghanistan. Hội nghị diễn ra tốt đẹp và bà Ngoại trưởng cũng nhân dịp này có những cuộc gặp gỡ song phương với Ngoại trưởng của Ấn Độ và Anh.”
Bà Mary Beth Goodman, một cố vấn khác của Đại sứ Holbrooke cho biết về chuyến đi tại Pakistan:
“Đây là cuộc họp cấp cao và là kết quả của một công trình làm việc đến từ 13 nhóm công tác khác nhau; bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp, quốc phòng, năng lượng, y tế, khoa học công nghệ, phụ nữ, nước uống. Ngoài ra, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã chứng kiến lễ ký kết hiệp định thương mại quan trọng giữa Afghanistan và Pakistan, một hiệp định đã được đàm phán từ mấy chục năm qua.”
Về chuyến đi tại Nam Triều Tiên, ông Derek Chollet, Phó Trưởng Ban Kế hoạch của Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết Ngoại trưởng Clinton đã có những cuộc họp chiến lược tại Seoul:
“Tại đây bà đã được sự tiếp tay của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Ủy ban Tham mưu Liên quân, và Thứ trưởng Ngoại giao William Burns.”
Với một thành phần hùng hậu như vậy Hoa Kỳ muốn chứng tỏ coi trọng vấn đề an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Nam Triều Tiên như thế nào. Đặc biệt, bà là Ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên đến tận vùng phi quân sự giữa hai miền Nam Bắc để cho thấy quyết tâm của Hoa Kỳ muốn có quan hệ mạnh mẽ với Nam Triều Tiên, nhất là sau sự kiện của tàu Cheonan bị chìm. Một sự kiện đặc biệt khác là bà Clinton loan báo thêm các biện pháp trừng phạt mới với Bắc Triều Tiên và trong những ngày tới đây, một giới chức của Hoa Kỳ sẽ đến Nam Triều Tiên để bàn thêm với các giới chức Nam Triều Tiên về vấn đề này.
Trả lời câu hỏi liệu các biện pháp trừng phạt thêm đối với Bắc Triều Tiên mà bà Clinton loan báo có phải là Hoa Kỳ bây giờ coi nhẹ cuộc đàm phán 6 bên và sẽ có hành động đơn phương với Bắc Triều Tiên hay không, ông Chollet cho biết:
“Chúng ta cần đặt lời loan báo này trong bối cảnh một chiến lược rộng lớn hơn. Về cơ bản có ba phần. Thứ nhất, Hoa Kỳ muốn tiếp tục giao tiếp với các đồng minh để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên; thứ hai, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên luôn luôn vững mạnh, Hoa Kỳ ủng hộ sư an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Nam Triều Tiên; và thứ ba, Hoa Kỳ sẽ dùng mọi công cụ có thể để gây áp lực lên Bắc Triều Tiên.”


Huy Phương
Ông Derek Chollet, Phó Trưởng Ban Kế hoạch của Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Về chuyến đi Hà Nội, ông Chollet cho biết:

“Tại đây, về mặt song phương, bà kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Trong khi gặp Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam bà nhấn mạnh kể từ nay hai nước sẽ cố gắng tìm cách nâng quan hệ lên một tầm mới. Ngoài ra bà cũng nêu quan tâm của Hoa Kỳ về tự do chính trị và nhân quyền.”
Và phần kế tiếp trong chương trình của bà Clinton tại Hà Nội là hội nghị ASEAN như đã được báo chí quốc tế nói tới.
Trong hội nghị này Hoa Kỳ muốn chứng tỏ chính phủ Obama coi trọng vai trò của ASEAN tại châu Á Thái Bình Dương và mong có sự giải quyết các tranh chấp trên cơ sở đa phương. Bà loan báo Hoa Kỳ sẽ mở một phái bộ thường trực với ASEAN tại Jakarta, Tổng thống Obama sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhì trong vài tháng sắp tới, riêng cá nhân bà sẽ trở lại Hà Nội vào mùa Thu để dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Về lập trường của Hoa Kỳ tại Biển Đông, ông Chollet nhắc lại bà Ngoại trưởng Clinton đã đưa ra một “chính sách được định nghĩa nhiều hơn”, cơ bản là Hoa Kỳ xem là quyền lợi quốc gia khi thấy khu vực tiếp tục có hòa bình và ổn định, tự do giao thông trên biển và tôn trọng luật pháp quốc tế. Trong tinh thần đó, Hoa Kỳ ủng hộ những giải pháp ngoại giao tập thể do các phe tranh chấp đưa ra, mà không dẫn đến va chạm.
Một câu hỏi khác được đặt ra là Trung Quốc đã tiếp tay Hoa Kỳ để giúp đỡ Afghanistan và Pakistan. Vậy thì lập trường mới của Hoa Kỳ tại Biển Đông có làm Trung Quốc bực tức đến độ gây khó khăn cho Hoa Kỳ tại Afghanistan và Pakistan hay không?
Ông Chollet trả lời là trong nhiều lần họp, các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ như Ngoại trưởng Clinton, Đặc sứ Holbrooke vẫn trao đổi với các giới chức của Trung Quốc để làm thế nào hai bên có thể hợp tác tốt hơn trong vấn đề Afghanistan và Pakistan. Hoa Kỳ có nhiều lợi ích chung với Trung Quốc và đôi bên vẫn hợp tác để đạt các lợi ích chung đó.
Về tin tức nói rằng Trung Quốc cho là Hoa Kỳ đang làm tình hình Biển Đông thêm phức tạp, ông Chollet nói:
“Tôi cũng có đọc tin này qua báo chí nhưng tôi nghĩ rằng phản ứng đó của Trung Quốc cũng không làm Hoa Kỳ chuyển hướng với các nguyên tắc đã đề ra ở Hà Nội.”
Ông Nguyễn Ngọc Bích, một người tham dự buổi giải trình này cho biết:
“Thực sự thì không có nhiều chi tiết được tiết lộ so với những bài báo mà chúng ta đã được đọc về chuyện đó. Chỉ thấy là bây giờ có một sự chuyển hướng khá rõ ràng từ phía Hoa Kỳ qua những lời phát biểu của bà Clinton, qua hành động của Mỹ trên Hoàng Hải. Riêng buổi nói chuyện hôm nay thì không có gì mới mẻ lắm.”
Anh Phạm Văn Lẫm, một sinh viên đang thực tập tại Quốc hội Hoa Kỳ cho biết:
“Tôi nghĩ rằng đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đóng khung vào lập trường xem Biển Đông là lợi ích cốt lõi của mình. Đây nhất định là một sự thay đổi chính sách. Nhưng tiếc là các diễn giả đã không đi vào chi tiết về con đường kế tiếp mà Hoa Kỳ có là gì để thực hiện chính sách mới đó. Tôi thấy hơi buồn nhưng cũng vẫn quan tâm.”


E-mail In Ý kiến Ý kiến (11)
Thứ Sáu, 30 tháng 7 2010 Trung Hoàng (Việt Nam)
1. Lộ trình Biển Ðông giưả VN và Mỹ có rất nhiều điểm tương hợp, quyền lợi cuả hai nước không có sự đối kháng đáng ngại, so với sự tự tung tự tác cuả TQ hiện nay. Sự tự hành động coi Biển Ðông VN như sân sau cuả mình cuả TQ, Mỹ chắc chắn không thể an tâm về quyền lợi cuả mình ở đây. Giải quyết ở Afghanistan và Pakistan ổn thoả, rút quân tập trung cho mặt trận mới đã được thực hiện cho một hướng di chuyển tiếp khá tốt đẹp. Hướng chuyển biến rất cần thiết và nhiều triển vọng thành tựu.

Thứ Sáu, 30 tháng 7 2010 Trung Hoàng (Việt Nam)
2. Hành động cuả Hoa Kỳ ở BÐ đối với TQ là "tạo phức tạp", nhưng với các nước ASEAN là niềm hy vọng mới cho khu vực nầy. Một cơn gió mát mẻ thổi đến, giưả cái nắng rừng rực, dưới muà Hè bá quyền bành trướng, thè Lưỡi Bò mong liếm cả Biển Ðông. TQ sẽ phải có phản ứng với cái sốc bất ngờ, có thể sẽ mở đầu cuộc sóng gió ở BÐ, cho dù Tạng Hồi Mông lúc nào cũng là nổi lo trong đầu cuả Bắc Kinh, điểm tử huyệt lúc nào cũng cố che và bảo vệ.

Thứ Sáu, 30 tháng 7 2010 TRUONG TRUONG
Các phương tiện thông tin cũng như phát biểu của thái thú, đô úy... tàu cộng ra rả không chấp nhận đối thoại đa phương đích thị bộc lộ bản chất của bệnh bành trướng đại hán mãn tính ngàn đời rồi. Thế nhưng ta cộng chóp bu thì vẫn "thủ khẩu như hến" về chủ quyền của Tổ quốc. Vì thế có thơ rằng: “ Chủ quyền nào phải đồ chơi, Yêu nước nào phải đợi chờ xin cho. Tổ tiên Hồng Lạc tự do, Mà sao lệ thuộc ý đồ ngoại bang”.

Thứ Sáu, 30 tháng 7 2010 Trung Hoàng (Việt Nam)
3. Hành động cuả Mỹ trên Hoàng Hải là dọ dẫm từng bước thận trọng cần thiết, không nghiã là ở đó có sự nhân nhượng, nước đi tầm thường nhưng đối thủ sẽ phải suy nghĩ và khó cưỡng lại với bước kế tiếp. Kẻ bá quyền bành trướng phải được ngăn chận, toàn thế giới sẽ họp sức lại để thực hiện điều đó, sự đồng thuận là bức tường vô hình vững chắc nhất. Bức VLTT cổ xưa sẽ phải xụp đổ với thời gian, những vì cuả Thuỷ Hoàng sẽ trở về với bạo chuá cuả nó. Lòng người mới chính là ý trời.

Thứ Sáu, 30 tháng 7 2010 Vegas (USA)
Quét sạch tham nhũng là Mệnh Lệnh của Thời Đại cho VNCS và các dồng chí ĐNA.Mỹ có thể giúp nhưng không thể thi hành mệnh lệnh này được.

Thứ Sáu, 30 tháng 7 2010 Hoang lam (USA)
Day la mot co hoi co the la cuoi cung cho Dang CSVN lam gi cho dat nuoc va nhan dan. Neu khong ho la nhung pham nhan duoc ghi vao lich su. Hay cham dut chuyen tham nhung, mo rong dan chu da nguyen, xay dung y te va giao duc va ton trong va giup do nguoi dan khon kho dang bi canh song chet ngheo doi chang ai mang toi. Vu Vinashin la mot bang cao trang dai hinh cua dang CSVN.

Thứ Sáu, 30 tháng 7 2010 Việt Dân (US)
1) Nhận được sự ủng hộ của quốc tế chỉ là điều kiện ắt có nhưng không phải là đủ để có thễ giử được nền tự chủ,độc lập và tòan vẹn đất nước. Vì khi quyền lợi các nước siêu cường được dàn xếp và thõa mãn thì quyền lợi của tiểu quốc chỉ là bong bóng.

Thứ Sáu, 30 tháng 7 2010 Việt Dân (US)
2) Hãy theo gương tiền nhân lấy Dân làm gốc, lấy quốc gia làm trọng.Tôn trọng những giá trị tự do căn bản của toàn dân. Mạnh dạn nghiêm trị tham ô tham nhũng, loại bỏ cường quyền. Vì nếu không thì đây cũng là mặt trận mà Trung Hoa sẽ mở ra như "Áo vàng Áo đỏ" tại Thái Lan

Thứ Sáu, 30 tháng 7 2010 ABC (Canada)
Biển Đông từ xưa tới giờ vẫn là con đường tự do lưu thông trên biển, bây giờ tự nhiên bọn Trung Quốc lại muốn xí phần làm của mình, đây không phải đơn thuần đụng chạm đến các nước Đông Nam Á mà là tất cả các nước sử dụng con đường này (trong đó có Mỹ), vì vậy Mỹ xía vô chuyện này (và có thể là các nước khác nữa) cũng là chuyện tự nhiên, bọn Trung Quốc phải hiểu rõ điều này hơn ai hết, nhưng tại sao họ làm như vậy? Đó là do lòng tham đã làm mờ con mắt.

Thứ Sáu, 30 tháng 7 2010 Vegas (USA)
Thời buổi hội nhập,cái gì cũng toàn cầu.WWW mạng lưới tòan cầu. Global Economy kinh tế tòan cầu.Global secirity an ninh tòan cầu.Bao giờ có Global Coruption Network thì CSVN sẽ là leader của thế giới.

Thứ Sáu, 30 tháng 7 2010 Trần Hải (USA)
Nước Tầu hung hăng thái quá, được hướng dẫn bởi một đám tướng tá đeo huy chương ăn giỗ ( huy chương không phải do chiến trận) và một bọn trẻ hung hăng chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Quân đội Tầu chưa từng xung trận khá lâu, chỉ thao dượt bằng cách bắt nạt, áp chế dân và cứu lũ lụt, thiên tai nên không phải là đối thủ cuả quân đội tinh nhuệ Hoa Kỳ. Chiến tranh không ai mong mỏi. Nhưng thái độ kém văn minh cá lớn nuốt cá bé cuả Tầu cần phải bị trừng phạt.

No comments: